Gap Trong Chứng Khoán Là Gì? 98% Nhà Đầu Tư Thành Công Ứng Dụng Nó Để Làm Giàu!

  • Gap Trong Chứng Khoán Là Gì? 98% Nhà Đầu Tư Thành Công Ứng Dụng Nó Để Làm Giàu!
    Gap là khoảng trống giữa hai phiên giao dịch (hoặc hai cây nến) liên tiếp, được hình thành khi giá đóng cửa của ngày hôm trước và giá mở cửa của ngày hôm sau có sự chênh lệch.
    Đây là thuật ngữ forex phổ biến mà bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng cần phải biết. Khi giá di chuyển một cách đột ngột như tăng quá mạnh hoặc sụt giảm quá mạnh sẽ khiến giá bật cao hoặc xuống thấp hơn so với giá đóng cửa của cây nến trước đó gây ra sự gián đoạn về giá. GAP chứng khoán thể hiện khoảng cách giữa cung và cầu của một cổ phiếu.
    Trong mỗi phiên giao dịch sẽ luôn có giá đóng cửa cuối phiên ngày hôm trước và giá mở cửa đầu phiên hôm sau. Lúc này GAP sẽ được tạo ra khi hai giá này quá chênh lệch. Thông thường, các sàn chứng khoán quy định, giá đóng cửa cuối phiên hôm trước sẽ là giá mở cửa phiên hôm sau. Tuy nhiên, khi cung không đủ cầu hoặc ngược lại sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm nhiều giữa hai mức giá này.
    Gap xảy ra khi giá cổ phiếu tăng hoặc giảm nhanh mà không có bất kỳ hoạt động giao dịch nào ở giữa. Hiện tượng này xuất hiện khi có sự mua bán rầm rộ hoặc bán tháo đầy hoảng loạn trên thị trường bởi những thông tin, sự kiện hoặc các chất xúc tác khác khiến giá cổ phiếu tăng hoặc giảm. Khi giá tăng vọt lên thì gọi là Gap tăng giá (Gap Up). Ngược lại, trường hợp giá cổ phiếu giảm xuống gọi là Gap giảm giá (Gap Down).
    Dựa vào Gap, nhà đầu tư có thể là dự báo về hướng dịch chuyển của giá cổ phiếu trong những tháng tới.
    Mở GAP trong chứng khoán
    GAP được tạo ra khi một cổ phiếu đóng cửa trong ngày lúc 15h, và sau đó mở cửa ngày hôm sau, giá cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn hẳn so với giá đóng cửa trước đó. Kết quả là giá cổ phiếu có chênh lệch khi thị trường mở cửa trở lại lúc 9 AM và tạo ra khoảng hở GAP.
    Hiện tượng này xuất hiện khi có sự mua bán rầm rộ hoặc bán tháo đầy hoảng loạn trên thị trường bởi những thông tin, sự kiện hoặc các chất xúc tác khác khiến giá cổ phiếu tăng hoặc giảm. Khoảng cách GAP giá cổ phiếu càng lớn thì lý do đằng sau đó càng quan trọng hoặc có ảnh hưởng càng lớn.
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá cổ phiếu tăng giảm đột ngột khi thị trường mở cửa. Thường bất kỳ thông tin liên quan đến hoạt động của cổ phiếu được công bố vào sau giờ giao dịch ngày hôm nay như có báo cáo kết quả kinh doanh đột biến, các tin tức liên quan đến hội đồng quản trị, mua bán sáp nhập, phá sản, vv…và các tin tức kinh tế gây sốc, chấn động cho chị trường chứng khoán cũng gây ra lượng lớn người tham gia mua/bán ồ ạt làm giá bị đẩy lên xuống quá mức. Hoặc cũng có thể cổ phiếu bị đội lái làm giá để gom hàng là những tình huống phổ biến dẫn đến giá tăng giảm quá mức. Ngoài ra, các tin đồn, thông tin không xác thực cũng có ảnh hưởng sốc đến giá cổ phiếu.
    Khi giá tăng vọt lên thì gọi là Gap tăng giá (Gap Up). Ngược lại, trường hợp giá cổ phiếu giảm xuống gọi là Gap giảm giá (Gap Down).
    Lấp GAP trong chứng khoán
    Khoảng trống trong biểu đồ giá cổ phiếu có xu hướng được lấp đầy. Điều đó nghĩa là, nếu một cổ phiếu có khoảng GAP, thì giá cổ phiếu có xu hướng quay trở lại trung bình và lấp đầy khoảng trống. Đây gọi là “lấp GAP”.
    Điều này cũng đúng với cả GAP up và GAP down. Tất nhiên, không phải tất cả các khoảng GAP đều được lấp đầy và một số đảo chiều kết thúc bằng các mô hình tiếp tục. Nhưng phần lớn xu hướng là một cổ phiếu sẽ được lấp đầy khoảng trống. Lấp GAP là một xu hướng xảy ra đủ thường xuyên trên biểu đồ giá để NĐT phải chú ý đến.
    Việc lấp GAP có thể xảy ra vì nhiều lý do. Trong nhiều trường hợp, khoảng GAP được lấp đầy vì GAP ban đầu là phản ứng thái quá đối với tin tức. Sau báo cáo thu nhập, các khoảng trống thường được lấp đầy khi các nhà đầu tư đã bình tĩnh và tìm hiểu kỹ vấn đề hơn.
    Các khoảng trống cũng có thể được lấp đầy vì lý do kỹ thuật là áp lực giữa phe mua và phe bán. Đối với GAP Down, nếu phe mua áp đảo đủ để đẩy giá lên cao hơn, thì có thể sự mất cân bằng sẽ tự giải quyết và lấp đầy khoảng trống.
    Tương tự, với GAP Up nếu áp lực bán đủ mạnh để đẩy giá xuống thấp hơn, có thể giúp lấp đầy khoảng trống và tạo ra các mức hỗ trợ hoặc kháng cự.
    #gap_la_gi #gap_trong_chung_khoan_la_gi #lap_gap_la_gi #mo_gap_la_gi #chi_so_gap_la_gi #gap_chung_khoan_la_gi #gap_down_la_gi #gap_forex_la_gi #gap_la_gi_trong_chung_khoan #gap_trong_forex #gap_trong_forex_la_gi #gap_trong_trade_la_gi #gap_up_la_gi #khoang_gap_la_gi #lap_gap_trong_chung_khoan_la_gi #lap_gap_chung_khoan_la_gi #mo_gap_lap_gap_la_gi #mo_gap_trong_chung_khoan_la_gi #nen_lap_gap_la_gi #thuat_ngu_gap_trong_chung_khoan_la_gi #the_nao_la_lap_gap #thi_truong_mo_gap_la_gi

    Category : Thuật ngữ forex

    #gap#trong#chứng#kho#aacute#l#agrave#g#igrave#98#nh#Đầ##th#c#ocirc#ng#Ứng#dụng#n#oacute#Để#gi

    0 Comments and 0 replies
arrow_drop_up